Nỗi lo trẻ hóa ung thư đường tiêu hóa

Ung thư đường tiêu hóa là nhóm ung thư phổ biến tại nước ta và đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống không lành mạnh của giới trẻ.

noi lo tre hoa ung thu duong tieu hoa 148 7120403

Mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi đường tiêu hóa. (Nguồn: BVBM)

Những con số báo động

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) 2020, Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 ca mắc mới và hơn 100.000 ca t.ử v.ong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%, thường gặp nhất là ung thư gan 14,5%, ung thư dạ dày 9,8% và ung thư đại trực tràng 9%. Những bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa có thể kể đến như ung thư dạ dày thực quản, ung thư gan mật tụy, ung thư đại trực tràng. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa là do gene di truyền, t.uổi tác, môi trường, chế độ ăn, bia rượu… Trong số nhóm ung thư tiêu hóa, ung thư gan – mật – tụy là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu.

Hiện nay, bệnh ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư dạ dày nói riêng đang có xu hướng trẻ hóa. Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày các bác sĩ thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi đường tiêu hóa, trong đó khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và khoảng 1 – 2% trường hợp ung thư dạ dày. Trong số đó, không ít bệnh nhân ở độ t.uổi 20 – 30, thậm chí có em nhỏ dưới 10 t.uổi mắc ung thư dạ dày.

Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị cập nhật tiến bộ trong sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây. Chia sẻ tại Hội nghị, TS.BS Nguyễn Quang Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết: “Nguyên nhân ung thư dạ dày có thể do ăn uống không lành mạnh, ăn mặn, ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ gây quá tải cho đường tiêu hóa; lạm dụng rượu, bia, hút t.huốc l.á; nhiễm vi khuẩn HP; yếu tố di truyền; viêm loét dạ dày mãn tính… Đối với trẻ nhỏ mắc ung thư dạ dày thường là do nhiễm vi khuẩn HP lây truyền từ cha mẹ hoặc từ môi trường xung quanh. Lâu dần, vi khuẩn HP gây ra các ổ loét mãn tính và tiến triển thành ung thư dạ dày”.

T.rẻ e.m thường không để tâm đến các khó chịu từ đường tiêu hóa hoặc có thì cha mẹ cũng chủ quan, cho rằng con bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, nếu gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì nên đi xét nghiệm cho toàn bộ gia đình để điều trị dứt điểm, tránh lây lan.

Đặc biệt, yếu tố stress, áp lực cuộc sống khiến tình trạng viêm loét dạ dày lặp đi lặp lại, rất khó khăn để điều trị. Nếu không điều trị, theo dõi chặt chẽ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. “Nếu bị viêm loét dạ dày mà không điều trị dứt điểm thì 40% trở thành bệnh viêm loét dạ dày mãn tính. Trong số bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính thì có khoảng 60% bị ung thư dạ dày”, TS Hùng cảnh báo.

Tầm soát sớm, điều trị sớm

Từ lâu, bệnh lý về đường tiêu hóa tại nước ta chiếm tỉ lệ cao trong nhóm bệnh nội khoa và cả ngoại khoa với biểu hiện triệu chứng đa dạng, phong phú, tiến triển âm thầm nhưng diễn biến phức tạp. Các bệnh lý tiêu hóa nếu không được điều trị đúng cách cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất lớn.

Khi bệnh lý đã chuyển biến thành ung thư, các triệu chứng thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, do đó các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn dẫn đến điều trị tốn kém, hiệu quả thấp. Vì vậy, việc chẩn đoán ra bệnh ở giai đoạn sớm cũng như áp dụng các tiến bộ trong điều trị rất quan trọng để từ đó tăng tỉ lệ điều trị khỏi bệnh, hạn chế tác dụng phụ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo các bác sĩ, hiện nay với những tiến bộ trong y học, các bệnh ung thư đường tiêu hóa có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm, gia tăng tỉ lệ điều trị khỏi cũng như kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ở giai đoạn muộn. Có nhiều phương pháp điều trị như điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích, miễn dịch… Trong đó, phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chính hiện nay.

Những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư đường tiêu hóa nói riêng ngày càng được nâng cao. Trước đây, ung thư dạ dày thường được phát hiện ở độ t.uổi trên 60 thì hiện nay, người từ 40 – 45 t.uổi được khuyến cáo nên bắt đầu tầm soát sớm ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao. Vì vậy, nhiều ca bệnh ung thư đường tiêu hóa mới được phát hiện.

Việc người dân quan tâm đến sức khỏe bằng cách đi sàng lọc, tầm soát phát hiện sớm ung thư rất quan trọng, đây là điều kiện tiên quyết để điều trị bệnh, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo TS.BS Nguyễn Quang Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, mỗi người cần cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu, bia, không hút t.huốc l.á, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhạt… Đặc biệt, cứ 6 tháng 1 lần, người có nguy cơ nên đi nội soi đường tiêu hóa để phát hiện sớm các dấu hiệu sớm của bệnh đường tiêu hóa để điều trị kịp thời, tránh cho tổn thương tiến triển thành ung thư.

Thực hư việc ăn thịt nướng, thịt hun khói dễ bị ung thư?

Thức ăn nướng, hun khói rất dễ bị cháy khét, từ đó chứa rất nhiều độc tố dễ gây tổn thương bề mặt niêm mạc ruột.

Nhiều người rất thích các món nướng vì chúng không chỉ ngon mà còn hợp khẩu vị. Món nướng đang trở thành đặc sản của nhiều quán ăn, nhất là các món thịt nướng, thịt hun khói. Tuy nhiên, không ít người lo ngại việc ăn các món nướng, hun khói rất dễ phát sinh bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư đường tiêu hóa.

thuc hu viec an thit nuong thit hun khoi de bi ung thu 76b 7105653

Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người – Ảnh: PV

Theo phân tích của TS-BS Nguyễn Minh Đức – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, người ăn đồ nướng, đồ hun khói có nguy cơ cao bị ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa.

“Cấu trúc chất đạm trong thịt qua chế biến như nướng, hun khói sẽ bị biến đổi, dễ gây tổn thương viêm bề mặt niêm mạc thành ống tiêu hóa. Khi viêm tái lập nhiều lần sẽ làm tế bào bị tổn thương, từ đó có thể phát sinh ra các đột biến có hại. Cấu trúc chất đạm trong thịt sẽ ít bị biến đổi theo chiều hướng có hại khi chế biến bằng cách hấp, chưng hoặc luộc”, bác sĩ Đức cho biết.

Theo bác sĩ Đức, thức ăn nướng trực tiếp qua lửa sẽ dễ làm cháy khét thịt hoặc vùng gia vị bám trên thịt. Chính những vùng khét này chứa rất nhiều độc tố do cấu trúc đạm biến tính, dẫn đến gây tổn thương bề mặt niêm mạc ruột khi tiếp xúc với chúng. Riêng đồ hun khói là do lượng nhiệt và khói nung làm bề mặt thịt bị biến đổi, tích tụ các chất độc từ chất khói hun. Từ đó dễ phát sinh ra các tổn thương viêm mạn, t.iền ung thư và nếu kéo dài sẽ dẫn đến ung thư đường tiêu hóa.

Dân gian thường có câu “bệnh tật từ miệng mà ra”. Việc ăn uống không đúng cách, thiếu khoa học hay ăn uống những món ăn không an toàn chính là những tác nhân gây nên bệnh tật. Bác sĩ Đức khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng, dung nạp thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt heo); hạn chế chế biến thịt bằng cách nướng, hun khói, phơi khô.

Ngoài ra, người dân nên chế biến bằng cách hấp, chưng, luộc; dung nạp thêm thịt trắng, sử dụng nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây có vị chua như cam, ổi… trong bữa ăn; dùng trà xanh là một loại nước uống kèm theo trong các bữa ăn có thịt, cá. Những người trên 40 t.uổi nên nội soi đại trực tràng nếu trong gia đình có người trực hệ mắc ung thư đại trực tràng; còn trên 45 t.uổi nên đi nội soi đại trực tràng lần đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *