Trời nồm ẩm, nhiều t.rẻ e.m, người già nhập viện vì bệnh hô hấp

Trời nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển gây bệnh, nhất là bệnh về đường hô hấp; bác sĩ hướng dẫn cách giữ vệ sinh phòng bệnh khi độ ẩm cao.

troi nom am nhieu tre em nguoi gia nhap vien vi benh ho hap ee8 7120296
Trẻ nhập viện vì bệnh hô hấp.

Người bệnh phổi trở nặng

Tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), ông N.X.H (ở Chương Mỹ, Hà Nội) mệt mỏi ngồi chờ khám. Ông H. bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên mỗi khi thời tiết thay đổi, ông lại bị khó thở.

Ông H. cho biết: “Mấy ngày gần đây, trời nồm ẩm, các triệu chứng bệnh phổi của tôi càng trầm trọng hơn nên tôi phải đi khám, tránh không để quá nặng”.

Cũng đang phải điều trị tại Bệnh viện Hà Đông, b.é g.ái 3 t.uổi, con chị P.T (ở Yên Nghĩa, Hà Đông) bị viêm phổi, sốt, ho nhiều.

Chị cho biết, cách đây 1 tuần, cháu có dấu hiệu sốt cao, ho nhiều nên chị đưa con tới Bệnh viện khám và được các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi, chỉ định phải nhập viện điều trị.

Những ngày gần đây, Bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều cháu bé nhập viện mắc bệnh lý do thời tiết nồm ẩm gây ra như: Viêm mũi dị ứng, sốt phát ban, viêm đường hô hấp do virus…

Tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, có một số bệnh nhân có diễn biến phức tạp, diễn tiến bệnh nhanh, nặng hơn thời gian trước rất nhiều. Theo đó, buổi sáng bệnh nhân có thể bình thường nhưng buổi chiều đã xuất hiện các cơn khó thở, nặng, có thể suy hô hấp. Vì vậy, các bác sĩ luôn theo dõi sát sao bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Tại miền Bắc hiện đang có mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, nhất là những người mắc bệnh liên quan đến hệ hô hấp như: Cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

BS. Phạm Chiến Thắng, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: “Gần đây, thời tiết thay đổi liên tục, nóng ẩm khiến lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Trong 1-2 tuần trở lại đây, số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện tăng 20-30% so với ngày thường; chủ yếu là các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…”.

Theo BS. Phạm Chiến Thắng, với tình trạng bệnh nhân tăng, Bệnh viện đã tổ chức khám, sàng lọc, phân loại. Với những trường hợp nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, không cần thiết phải nhập viện mà sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà, tránh tình trạng quá tải, lây nhiễm chéo trong thời điểm nền nhiệt ẩm như hiện nay.

Lý giải về nguyên nhân khiến các bệnh đường hô hấp gia tăng trong thời tiết nồm ẩm, BS. Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Khoa Hô hấp và Bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: “Nồm ẩm, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Với những bệnh nhân bệnh phổi mãn tính nền sức khỏe kém cộng với yếu tố môi trường như vậy, càng gia tăng nguy cơ bội nhiễm cũng như kích thích các đợt cấp bệnh phổi xuất hiện trở lại”.

Đặc biệt, đối với đối tượng là trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp, các bác sĩ lưu ý, cha mẹ cần phải theo dõi sát tình trạng của trẻ. Nếu không điều trị sớm, tiến triển do virus có thể gây suy hô hấp, viêm phổi rất nhanh.

troi nom am nhieu tre em nguoi gia nhap vien vi benh ho hap ddc 7120296
Không chỉ t.rẻ e.m, người già có bệnh nền hô hấp cũng dễ trở nặng. Ảnh: BS

Tránh để virus, vi khuẩn sinh sôi

Theo BS. Phạm Chiến Thắng, để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm cách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: Ngủ đúng giờ và đủ giấc; chú ý tập thể dục hằng ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nâng cao đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ, cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa; hạn chế tối đa việc ăn đồ tái, sống.

Bên cạnh đó, khi ra khỏi nhà, người dân nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Mặc đủ quần áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài để cơ thể không bị dính nước mưa nhiễm lạnh.

Người dân cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm; không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn; giữ cho bát đũa sạch sẽ, không bị ẩm mốc.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, trong các gia đình nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc bật điều hòa ở chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40 – 60% là tốt nhất. Quần áo cũng cần được sấy thật khô để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Trong những ngày nồm, ẩm, sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, gây ẩm ướt và trơn trượt, dễ gặp nguy hiểm khi di chuyển nên cần được lau thường xuyên bằng khăn khô. Người dân cần hạn chế mở cửa để không khí ẩm nồm có thể tràn vào nhà.

Nhiều trẻ nhập viện do bệnh lý hô hấp, tiêu hóa

Những ngày qua, các bệnh viện ghi nhận số trẻ nhập viện do các bệnh liên quan đường hô hấp, tiêu hóa tăng.

Ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bé Đinh Thị Ánh Viên (20 tháng t.uổi) vẫn đang nằm ngủ say trong vòng tay mẹ. Bé bị suy hô hấp, tổn thương phổi nên phải thở oxy. Mẹ bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bé đã 2 ngày uống thuốc theo đơn thuốc ở một phòng khám tư với chẩn đoán hen phế quản nhưng không đỡ.

Nằm ở giường kế bên là bệnh nhi Nguyễn Anh Vũ (10 tháng t.uổi) bị viêm phế quản, cũng từng điều trị theo đơn thuốc ở một phòng khám tư, nhưng bệnh không thuyên giảm.

Tiến sĩ Đặng Thị Thúy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, từ đầu tháng 4, số trẻ đến khám và nhập viện xu hướng tăng, trong đó chủ yếu là các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn gặp các mặt bệnh hàng năm theo mùa như sốt xuất huyết, các n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, bệnh viêm não cấp tính… Mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 100-200 bệnh nhân đến khám, số trẻ nhập viện điều trị nội trú cũng tăng lên.

nhieu tre nhap vien do benh ly ho hap tieu hoa 9cc 6606599

Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

BSCK II Nguyễn Quang Khanh, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh thông tin, trong 7 tháng đầu năm, khoảng 3.552 trẻ nhập viện nội trú. Trong đó, đỉnh điểm là vào tháng 6, tới 1.066 bệnh nhân. Trong tháng 8/2022, dù chưa thống kê cụ thể nhưng với khoảng 150-160 bệnh nhân điều trị nội trú/ngày thì số lượng bệnh nhi sẽ như tháng 6, tức khoảng hơn 1.000 bệnh nhân.

“Bệnh nhi nhập viện chủ yếu là trẻ bị sốt cao, viêm A cấp, viêm phổi phế quản, viêm phổi, cúm A/B, COVID-19 hoặc những trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa”, bác sĩ Khanh nói.

Theo các bác sĩ, trong các tác nhân gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ thì có tới 80% là do virus. Ở thời điểm này, ngoài những virus phổ biến theo mùa như cúm A, RSV, Rhinovirus, Adenovirus … thì 2 tác nhân có thể gặp là virus cúm và COVID-19. Như vậy, cùng một lúc rất nhiều tác nhân gây bệnh lưu hành. Mặt khác, trong gần 3 năm COVID, việc tiêm phòng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng ít nhiều bị ảnh hưởng – cũng là một trong những lý do khiến số trẻ bị bệnh và đến khám có xu hướng tăng.

Do đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ và khả năng bảo vệ khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh nên trẻ có thể bị nhiều đợt n.hiễm t.rùng khác nhau. Nhiều phụ huynh đã tự mua thuốc điều trị cho con hoặc đưa con đến khám tại phòng khám tư và về điều trị tại nhà. Vì thế một số trẻ đến khám sau khi đã tự chữa ở nhà nhưng không khỏi, hoặc sau khi đi khám ở phòng khám tư không đỡ mới nhập viện. Có trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, hoặc đã có biến chứng viêm phổi nặng.

Phòng bệnh thế nào?

Để giúp trẻ được chăm sóc tốt nhất, tránh biến chứng xảy ra, tiến sĩ Đặng Thị Thúy, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyên các bậc cha mẹ hãy cho con đi tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và với những bệnh đã có vaccine phòng bệnh được khuyến cáo cho trẻ.

“Việc cho trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh cúm, COVID-19 khi đủ t.uổi sẽ tạo cho con có miễn dịch chủ động tốt nhất. Với các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp, các vaccine liên quan lứa t.uổi theo chương trình… bố mẹ hãy đưa con đi tiêm”, tiến sĩ Thúy nói.

Phụ huynh cần giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt bằng việc ăn uống, sinh hoạt đầy đủ. Cha mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì cố gắng nuôi trong 6 tháng đầu, đó cũng là nguồn miễn dịch cho con. Bố mẹ cũng cần lưu ý bổ sung vitamin, khoáng chất, các vi chất cần thiết cho con sau mỗi trận ốm để con có cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch tốt nhất.

Trong điều kiện hiện nay, khi dịch COVID-19 vẫn tồn tại trong cộng đồng, virus cúm, virus hợp bào theo mùa vẫn xuất hiện thì bố mẹ cân tránh cho con tụ tập nơi đông người. Khi con ốm, bố mẹ cần cách ly con ở nhà để tránh phát tán bệnh ra cộng đồng, cũng như môi trường tập thể. Cha mẹ nên cho con đến khám ở các cơ sở uy tín gần nhất, cần thiết phải làm xét nghiệm để xem con mắc cúm hay COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *