Nơi du khách ngủ ở Thụy Sĩ nhưng phải sang Pháp ‘giải quyết nỗi buồn’

Arbez Franco-Suisse là một khách sạn nhỏ hai sao nằm ở thị trấn biên giới La Cure (Thụy Sĩ). Đây cũng là khách sạn đặc biệt khi có vị trí nằm trên biên giới giữa hai quốc gia Thụy Sĩ và Pháp.

Được Amusing Planet giới thiệu là một nơi nhỏ nhắn nhưng vẫn xinh đẹp, ấm cúng, Arbez Franco-Suisse được xây dựng vào thế kỷ 19, theo phong cách kiến trúc của những vùng núi cao với dầm gỗ và nhà bếp khép kín. Nằm ở độ cao 305m so với mực nước biển, Arbez Franco-Suisse cũng là nơi nghỉ ngơi nổi tiếng của những người trượt tuyết xuyên quốc gia.

Nơi du khách ngủ ở Thụy Sĩ nhưng phải sang Pháp 'giải quyết nỗi buồn'

Nhìn bề ngoài, khách sạn không có gì đặc biệt so với những nơi khác. Arbez Franco-Suisse độc đáo và nổi tiếng nhờ vị trí địa lý, bởi nó là khách sạn duy nhất trên thế giới nằm trên đường biên giữa Pháp và Thụy Sĩ. Các phòng ăn, nhà bếp, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hành lang, phòng ngủ, cầu thang… đều có đường biên giới chạy qua, chia thành đôi. Một bên thuộc lãnh thổ Pháp, phần còn lại thuộc về Thụy Sĩ.

Nơi du khách ngủ ở Thụy Sĩ nhưng phải sang Pháp 'giải quyết nỗi buồn' - 1

Lịch sử của khách sạn có từ thế kỷ 19. Năm 1862, Chính phủ Thụy Sĩ và Pháp đồng ý sửa đổi biên giới ở Thung lũng Dappes. Hiệp ước, được đặt theo tên của Thung lũng, được ký vào ngày 8/12/1862. Văn bản của hiệp ước nêu rõ rằng không có tòa nhà nào tồn tại vào thời điểm phê chuẩn bị ảnh hưởng bởi việc sửa đổi biên giới.

Nơi du khách ngủ ở Thụy Sĩ nhưng phải sang Pháp 'giải quyết nỗi buồn' - 2

Lợi dụng điều này, một doanh nhân thông minh tên là Monsieur Ponthus đã xây dựng một tòa nhà trên khu đất thuộc sở hữu của họ nằm ở hai bên biên giới mới với ý định kinh doanh xuyên biên giới. Tòa nhà được xây dựng trong thời gian kỷ lục trước khi hiệp ước có hiệu lực vào tháng 2/1863. Khi hiệp ước được chính phủ Thụy Sĩ phê chuẩn, tòa nhà ba tầng đã hoàn thành và do đó không bị ảnh hưởng bởi biên giới mới. Ponthus mở một quán bar ở phía Pháp và một cửa hàng ở Thụy Sĩ. Cửa hàng ở đó cho đến năm 1921 khi Jules-Jean Arbeze mua tòa nhà và biến nó thành khách sạn Franco-Suisse như ngày nay.

Nơi du khách ngủ ở Thụy Sĩ nhưng phải sang Pháp 'giải quyết nỗi buồn' - 3

Đường ngăn cách Pháp với Thụy Sĩ đi qua khách sạn này. Ranh giới quốc tế chạy qua nhà bếp và tiếp tục đến phía sau tòa nhà, nơi có cửa hàng bán đồ trượt tuyết. Biên giới cũng chạy qua một số phòng nghỉ trong khách sạn. Trong hai phòng, bạn có thể ngủ với đầu quay về Thụy Sĩ và chân ở Pháp. Một căn phòng khác nằm ở Thụy Sĩ nhưng phòng tắm lại ở Pháp nên việc vượt qua biên giới quốc tế để ‘giải tỏa nỗi buồn’ là điều cần thiết.

Nơi du khách ngủ ở Thụy Sĩ nhưng phải sang Pháp 'giải quyết nỗi buồn' - 4

Vị trí đặc biệt của khách sạn đã mang đến một số câu chuyện gây tò mò. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng, trong khi Thụy Sĩ vẫn trung lập. Lính Đức có thể vào khách sạn, nhưng chỉ phần nằm trên đất Pháp. Để lên các tầng trên cần phải leo lên thang, nhưng thang bắt đầu từ lãnh thổ Thụy Sĩ. Vì vậy các tầng trên trở thành nơi ẩn náu của những kẻ chạy trốn.

Nơi du khách ngủ ở Thụy Sĩ nhưng phải sang Pháp 'giải quyết nỗi buồn' - 5

Vào năm 1962 trước khi kết thúc cuộc chiến tranh giành độc lập của Algeria, khi cần một địa điểm trung lập để ký kết các thỏa thuận Evian, khách sạn Arbez Franco-Suisse đã được chọn làm nơi đàm phán lịch sử. Một phòng kháng chiến được lắp đặt ở tầng trên cùng, chuyên bảo vệ những người bị đe dọa và đàn áp.

Theo Đỗ An (VietNamNet)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *