Chỉ tham gia g.iết mổ lợn và không ăn tiết canh nhưng một người đàn ông ở Sơn La vẫn bị nhiễm liên cầu lợn nguy kịch.
Bác sĩ chỉ ra sai lầm của bệnh nhân nhiều người hay làm.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán, Khoa thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nhiễm liên cầu lợn vào điều trị. Đặc biệt, có những trường hợp bệnh nhân chia sẻ không ăn tiết canh hay thịt lợn tái sống trước đó nhưng vẫn bị mắc.
Cụ thể như trường hợp bệnh nhân nam 67 t.uổi (tại Mộc Châu, Sơn La) tham gia g.iết mổ lợn tại quê nhà. Một ngày sau khi g.iết mổ lợn, bệnh nhân sốt cao, đau đầu vùng sau gáy, buồn nôn, nôn nhiều.
Kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu cho thấy, bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn, chỉ số viêm cao, tiên lượng của bệnh nhân rất nặng.
Bệnh nhân được các bác sĩ xử lý theo đúng phác đồ điều trị và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị tiếp. Sau khi điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã về bình thường. Sau đó, bệnh nhân có gặp herpes môi nguyên nhân là do suy giảm miễn dịch.
Theo bác sĩ Thiệu, bệnh nhân này không ăn tiết canh, không có vết thương tại tay, chân trước khi mổ lợn. Tuy nhiên, khi chế biến thịt, bệnh nhân dùng một thớt để thái thịt sống, sau đó rửa sạch thớt, tráng nước nóng rồi lại dùng chính thớt đó thái thịt chín.
“Trong quá trình chế biến thức ăn, nếu dùng chung thớt để thái đồ ăn sống lẫn đồ ăn chín thì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh. Nhiều người dùng thớt thái thịt sống rồi chần nước nóng thái thịt chín, như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh”, bác sĩ Thiệu cho hay.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang thăm khám cho một bệnh nhân. Ảnh: BSCC
Cũng theo bác sĩ Thiệu, tham gia g.iết mổ lợn cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiễm liên cầu lợn. Trước Tết, bác sĩ gặp một trường hợp khi thái bèo bị dao cứa vào tay và c.hảy m.áu. Nhưng sau đó bệnh nhân vẫn tham gia g.iết mổ lợn rồi bị nhiễm liên cầu lợn, phải nhập viện cấp cứu.
Theo Cục y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh gồm: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể t.ử v.ong do độc tố vi khuẩn g.ây s.ốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết…
Để phòng ngừa bệnh, mọi người cần lưu ý nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn c.hết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.
Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn, dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Ăn dồi lợn mua ngoài chợ, người đàn ông phải cắt bỏ 2 bàn chân, các ngón tay
Người đàn ông 39 t.uổi ở Nghệ An sốt cao sau khi ăn dồi lợn 4 ngày và được chẩn đoán mắc liên cầu lợn, phải thở máy, sốc n.hiễm t.rùng, suy đa tạng, buộc phải cắt bỏ hai bàn chân, các ngón ở cả hai bàn tay.
Ngày 1/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin về ca bệnh mắc liên cầu lợn rất nặng đang điều trị là Đ.V.T ( 39 t.uổi, Nghệ An). Anh T. có t.iền sử bị gút phát hiện cách 7 năm và điều trị thuốc không thường xuyên; có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống.
Bốn ngày trước khi nhập viện, gia đình anh T mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn. Bệnh nhân có ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39-40 độ, mệt nhiều, đi khám tại phòng khám tư chẩn đoán sốt virus, kê đơn hạ sốt về uống.
Nam bệnh nhân đã phải cắt cụt hai bàn chân, đầu các ngón tay do nhiễm liên cầu lợn.
Tuy nhiên, tình trạng sốt không cải thiện, trên người bệnh nhân xuất hiện các nốt ban dày đặc. Bệnh nhân được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn S.suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn) và bệnh gout, được chỉ định đặt ông nội khí quản thở máy.
ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trang sốc n.hiễm t.rùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc m.áu… Hiện tại bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã b.ị h.oại t.ử.
Sau 7 ngày điều trị hồi sức tích cực, nam bệnh nhân được chuyển sang Khoa Ngoại Chấn thương, Chỉnh hình và Thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử ở tay và chân.
Sau khi hội chẩn, bệnh nhân đã được tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử. Sau 3h phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón ở 2 bàn tay.
Để phòng bệnh liên cầu lợn, theo ThS. BS Phạm Văn Phúc, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đặc biệt phải nấu chín thịt lợn khi ăn. Không ăn lợn c.hết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.
Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín