Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu.

Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

Nguyên liệu dùng để cứu ngải là gì?

Cứu là phương pháp dùng ngải hơ, đốt các huyệt để trị bệnh. Ngải cứu được làm từ lá cây ngải cứu có tên đông y là ngải diệp.

Theo đông y, ngải diệp có vị cay, đắng, dùng sống có tính ấm, dùng chín có tính nóng, tính thuần dương, có tác dụng thông 12 kinh, điều lý khí huyết, trục hàn thấp, làm ấm tử cung, chỉ huyết, ôn trung khai uất, điều kinh an thai…

Trong các thư tịch đông y xưa nay cũng ghi nhận việc dùng ngải để cứu có thể “thấu chư kinh nhi trị bách bệnh” tức là đi sâu vào các kinh lạc mà trị được các bệnh.

Ngải dùng để cứu là loại lá đã để lâu, vò ra, loại bỏ phần xương lá, chỉ lấy phần thịt lá lúc này đã được vò tơi như nhung, gọi là “thục ngải”.

Ngải cứu ngoài cách làm thành điếu dài rồi kết hợp với châm kim mà chúng ta thường thấy còn có thể làm thành mồi, hoặc điếu ngắn gắn vào thân kim. Những cách dùng kết hợp với kim châm này được gọi chung là ôn châm, vừa đạt được tác dụng của châm, vừa có được hiệu quả của cứu.

Ngoài ra, lá ngải sau khi đã vò ra còn có thể làm thành mồi nhỏ như hạt đậu hoặc dạng hình nón rồi đặt trên vị trí huyệt vị cần tác động. Cũng có thể để cách ngải cứu và da một lớp muối, một lát tỏi mỏng hoặc một lát gừng mỏng gọi là cứu cách muối, cứu cách tỏi và cứu cách gừng.

Mỗi một cách cứu kể trên ngoài tác dụng chung của ngải cứu còn có tác dụng hiệp đồng với các loại dược liệu khác, tăng cường tác dụng trị liệu của cứu ngải.

kham pha tac dung it biet cua cuu ngai f36 7119707

Ngải cứu là nguyên liệu chính dùng để thực hiện cứu ngài.

Các tác dụng đặc biệt của cứu ngải

Khu hàn trục thấp, tiêu ứ tán kết

Hàn, thấp khi thái quá là những loại tà khí gây hại cho cơ thể. Hàn tà là tà khí do hơi lạnh sinh ra, thấp tà là tà khí do hơi ẩm tạo thành.

Với tác dụng dược lý của mình kết hợp với hơi nóng sinh ra từ việc cứu, ngải cứu có thể mau chóng làm thông khí kết, tiêu tán huyết ứ, trợ giúp khư trừ thấp khí và hàn khí nội sinh và ngoại lai.

Ôn kinh thông lạc, hành khí hoạt huyết

Muốn cơ thể khỏe mạnh thì khí huyết cần phải lưu thông, kinh lạc phải được thông suốt.

Theo lý luận đông y, khí huyết khi gặp lạnh sẽ đình trệ, khi gặp ấm sẽ lưu hành. Cứu ngải có thể giúp hơi ấm thẩm thấu vào sâu trong cơ thể, đi qua lớp bì phu, vào đến cơ nhục, cân cốt, đi đến các kinh lạc, làm ôn ấm khí huyết, giúp khí huyết vận hành lưu sướng, hỗ trợ các quá trình vận động sinh lý chính thường của cơ thể.

kham pha tac dung it biet cua cuu ngai 72f 7119707

Ngải cứu và cứu ngải có tác dụng nâng cao sức khỏe.

Ôn trung bổ khí, nâng cao sức khỏe

Ngải cứu như đã nói ở trên có tác dụng trừ tà khí hàn thấp, thúc đẩy khí huyết lưu thông, từ đó hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh tật, bên cạnh đó việc cứu ngải còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, có hiệu quả tốt trong việc dưỡng sinh.

Cơ thể người cần hơi ấm trong các hoạt động sinh lý thông thường, từ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa đến bài tiết… Cứu ngải có thể giúp làm ấm Thận, kiện Tỳ, qua đó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao khả năng miễn dịch và đề kháng của cơ thể.

Có nên uống tinh bột nghệ lâu dài không?

Có nên uống tinh bột nghệ lâu dài hay không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết để hiểu rõ hơn về tác dụng của tinh bột nghệ và liệu việc sử dụng nó trong thời gian dài có phù hợp hay không.

co nen uong tinh bot nghe lau dai khong 67f 7113107

Có nên uống tinh bột nghệ lâu dài không?

Tác dụng của tinh bột nghệ

– Chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: tinh bột nghệ chứa curcumin, một chất ức chế vi khuẩn Helicobacter Pylori gây viêm loét dạ dày. Curcumin cũng tăng sản xuất các chất nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động của axit và men tiêu hóa, giảm nguy cơ vết loét và giúp lành vết thương.

– Cải thiện bệnh viêm khớp: tinh bột nghệ có thành phần chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm đau nhức xương khớp và điều trị các bệnh viêm khớp.

– Phòng ngừa các bệnh tim mạch: curcumin trong tinh bột nghệ giúp giảm cholesterol, cải thiện chức năng tim mạch và nồng độ lipid trong m.áu.

– Tăng cường khả năng miễn dịch: tinh bột nghệ kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể kháng virus, viêm, khuẩn và nấm.

– Làm chậm quá trình lão hóa: tinh bột nghệ tăng cường lưu thông tuần hoàn m.áu, giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, tăng sinh collagen làm đẹp da.

Uống tinh bột nghệ trong bao lâu là hợp lý?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian sử dụng tinh bột nghệ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi người.

Đối với người đau dạ dày: dùng tinh bột nghệ đều đặn trong 3 – 6 tháng.

Người giảm cân: sử dụng sau bữa sáng khoảng 15 phút, giảm liều lượng vào các bữa ăn sau đó, sử dụng đều đặn trong 3 tháng.

Người bị ung thư: dùng 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ hòa với nước lọc hoặc sữa tươi, mỗi ngày 2 lần trước hoặc sau bữa ăn, duy trì trong 4 – 6 tháng.

Lưu ý: không dùng chung tinh bột nghệ với thuốc tây để tránh tác động đến m.áu.

Phụ nữ rong kinh kéo dài không nên sử dụng do tinh bột nghệ có thể khai thông khí huyết.

Không nên lạm dụng và uống quá nhiều tinh bột nghệ để tránh tác dụng phụ.Trên cơ sở những thông tin này, việc sử dụng tinh bột nghệ lâu dài có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần phải được thực hiện một cách cân nhắc và theo sự giám sát của chuyên gia dinh dưỡng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *