GĐXH – Khi gọt đu đủ chín, nếu còn dính một chút nhựa thì cũng không phải lo lắng vì nhựa của đu đủ không độc như nhiều người nghĩ.
Bất ngờ món ăn dân dã Tăng Thanh Hà khoe làm trong ngày nghỉ lễ, từng là món ăn “tiến vua” nhưng chỉ cần sơ xuất nhỏ sẽ nguy hại khôn lường
GĐXH – Hến được cho là loại hải sản sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nó đem lại những nguy cơ mà ít người biết đến.
Trong khi gọt vỏ đu đủ chín, nhiều quả đu đủ vẫn bị chảy nhựa. Để loại bỏ nhựa trước khi ăn, nhiều bà nội trợ rửa lại bằng nước vì sợ nhựa đu đủ có độc. Tuy nhiên, nếu ăn đủ chín còn dính nhựa cũng sẽ không gây hại như nhiều người nghĩ.
Đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Trong đó, một bộ phận của đu đủ có nhiều công dụng nhưng ít được chú ý đó là nhựa đu đủ.
Ảnh minh họa
Nhựa đu đủ có độc không?
Nhựa đu đủ là một chất có màu trắng chảy ra từ cây đu đủ. Toàn thân cây đu đủ có chứa rất nhiều nhựa. Nó thể xuất hiện từ thân, lá cho đến quả đu đủ xanh và giảm dần khi đu đủ chính. Nếu bạn rạch vào quả đu đu có thể nhìn thấy đu đủ chảy nhựa trắng.
Theo nghiên cứu thì trong quả đu đủ xanh sẽ chứa nhiều nhựa đu đủ nhất, nó chiếm khoảng 4%. Nếu trồng cây đu đủ để thu hoạch nhựa thì trung bình sẽ thu được mỗi năm khoảng 100 gram nhựa cho mỗi cây.
Theo các chuyên gia thì trong nhựa đu đủ xanh sẽ có chứa nhiều thành phần tương tự như men papain, chất mỡ, chất béo, axit malic, lexin, tyrosin,…
Tại Ấn Độ, người ta lai tạo thành công giống đu đủ mới có hàm lượng mủ nhựa cao gấp 5 lần so với các giống thông thường.
Nhựa đu đủ được các nhà nghiên cứu điều chế thuốc chữa lệch khớp xương, thuốc tiêm giảm đau do các dây thần kinh gây nên hoặc sử dụng sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và kích thích chức năng hoạt động của gan, mật.
Tại Mỹ, hàng năm nhập tới hơn 50 tấn nhựa đu đủ để dùng làm trong kỹ nghệ chế bia, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ thuốc, kỹ nghệ tơ sợi để làm cho sợi cỏ khô, kỹ nghệ làm da.
Tuy nhiên, nhựa đu đủ có chứa men tiêu hóa đạm nên có thể gây ra độc. Cho dù bạn dùng để bôi ở ngoài da, tiêm hoặc uống đều dễ xuất hiện tình trạng dị ứng. Vì vậy, hãy luôn xem xét kỹ trước khi sử dụng bất kì bài thuốc nào từ nhựa đu đủ.
Bất ngờ 3 công dụng của nhựa đu đủ xanh với sức khỏe
Ảnh minh họa
Giúp cải thiện kích thước vòng một
Trong nhựa đu đủ xanh sẽ có chứa một lượng enzyme với khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra nội tiết tố nữ. Đồng thời, nhựa đu đủ còn có hoạt chất giúp đóng góp vào trong quá trình phân hủy protein. Nó sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ protein và làm tăng kích thước vòng một.
Tác dụng điều trị vảy nến, mụn nhọt
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nhựa sẽ có tính kháng khuẩn tuyệt vời. Đây cũng là một tính chất quan trọng giúp làm sạch cũng như cải thiện tình trạng bị mụn nhọt, vảy nến. Do đó nhựa sẽ giúp cho làn da nhanh chóng được phục hồi, tái tạo và trở nên mịn màng như lúc trước.
Tác dụng điều trị nám, tàn nhang
Những vết nám và tàn nhang luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều chị em phụ nữ ở mọi độ tuổi. Chúng sẽ khiến họ trở nên tự ti hơn khi tiếp xúc với người đối diện. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này thì hãy thử dùng nhựa đu đủ xanh thoa lên trên vùng da bị nám, tàn nhang để làm mờ và cải thiện rõ rệt vết nám.
Bất ngờ món ăn dân dã Tăng Thanh Hà khoe làm trong ngày nghỉ lễ, từng là món ăn “tiến vua” nhưng chỉ cần sơ xuất nhỏ sẽ nguy hại khôn lường
GĐXH – Hến được cho là loại hải sản sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nó đem lại những nguy cơ mà ít người biết đến.
Thanh niên 25 tuổi viêm tụy cấp vì mắc một sai lầm khi ăn hải sản, người Việt nên biết để tránh
GĐXH – Một thanh niên đang rất khỏe mạnh, bất ngờ nhập viện cấp cứu vì viêm tụy cấp chỉ sau một đêm ăn hải sản và uống bia lạnh.
Thanh long Việt Nam phải dừng bán tại các siêu thị tại Anh