Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ về tình hình sức khỏe khi gần tuổi 50, việc lệ thuộc vào thuốc của anh nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ chia sẻ về tình hình sức khỏe khi gần tuổi 50, việc lệ thuộc vào thuốc của anh nguy hiểm thế nào?

GĐXH – Quang Dũng từng cho biết anh phải lệ thuộc thuốc ngủ suốt 8-9 năm do mắc chứng rối loạn giấc ngủ.


Quang Dũng là chàng ca sĩ được đông đảo khán giả yêu mến bởi giọng ca trầm ấm, nồng nàn. Sau hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Quang Dũng đến nay vẫn phủ sóng rộng rãi và là ca sĩ đắt show cả trong và ngoài nước. 

Mới đây, chia sẻ với Tiền phong, Quang Dũng cho biết anh từng trải qua trận ốm nguy kịch khi anh chỉ có một mình chống chọi với Covid-19 tại nhà ở Mỹ: “Năm vừa rồi, tôi bị Covid-19 mém tiêu lúc ở Mỹ, bị nặng mà không có ai bên cạnh. Tám ngày sốt, tôi xuống 9 ký. Bị xong, người mình xanh lét giống như không có sức sống”.

Anh cho hay trong đời đi hát, viêm họng, sốt là chuyện thường, uống thuốc là khỏi, lần bị này là nặng nhất. Anh lúc đó cũng hoảng nên ai bày gì cũng làm theo. Chẳng hạn mỗi ngày 3 lần anh uống thuốc cảm, tổng cộng 60 viên trong 10 ngày, sau này mới biết uống liều cao như thế có thể gây chảy máu dạ dày.

Ngày nào anh cũng xông lá 2-3 lần mà không biết như thế sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Hậu quả là nhiều lúc anh không đi nổi: “Có đêm lúc mê lúc tỉnh không biết mình đang ở đâu. Những lúc tỉnh táo chỉ biết nằm niệm Phật”.

Quang Dũng từng cho biết anh phải lệ thuộc thuốc ngủ suốt 8 -9 năm rồi. “Mọi người chỉ cách detox, làm tế bào gốc, uống thuốc Đông y nhưng tôi quen uống thuốc ngủ 8-9 năm nay rồi”. Nguyên nhân là vì nam ca sĩ thường xuyên chạy show bay đi về liên tục giữa Mỹ và Việt Nam, gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?

Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ về tình hình sức khỏe khi gần tuổi 50, việc lệ thuộc vào thuốc của anh nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Một người trưởng thành trung bình cần 7 đến 8 giờ để ngủ mỗi đêm. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất lượng, thời gian và số lượng giấc ngủ không đảm bảo. 

Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau như mất ngủ, khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc, bị thức giấc nhiều lần trong đêm, bị ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ… Trong đó chứng mất ngủ là phổ biến nhất.

– Mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.

– Người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ thì hệ miễn dịch cũng kém hơn so với người bình thường.

– Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.

– Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

– Thiếu ngủ sẽ khiến làn da khô ráp, dễ lão hóa, nếu có vết thương trên da thì cũng khó lành hơn.

– Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, dễ mắc bệnh trầm cảm.

– Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, nhất là ăn thực phẩm kém lành mạnh dễ gây tăng cân, béo phì.

– Người mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

Làm gì để phòng tránh rối loạn giấc ngủ

Bạn có thể hạn chế rối loạn giấc ngủ khi thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày để nâng cao chất lượng giấc ngủ như sau:

Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ về tình hình sức khỏe khi gần tuổi 50, việc lệ thuộc vào thuốc của anh nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

– Thiết kế phòng ngủ sao cho luôn yên tĩnh, mát mẻ và không quá sáng.

– Đi ngủ ngay khi mệt mỏi.

– Hãy suy nghĩ tích cực: Luôn giữ tâm lý thoải mái, không lo âu, muộn phiền trước khi đi ngủ. 

–  Không xem tivi, ăn uống, làm việc hoặc sử dụng máy vi tính trong phòng ngủ. Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như nghe nhạc quá to, xem phim hành động.

– Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn và tạo thói quen đi ngủ sớm trước 23 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng trong ngày. Trước khi ngủ nên dành 30 phút để thư giãn bằng các phương pháp như tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách, tập thiền.

– Hạn chế xem đồng hồ, chỉ dùng đồng hồ cho việc báo thức, nếu bạn không ngủ được trong vòng 20 phút, hãy ra khỏi phòng ngủ và tham gia một hoạt động thư giãn nào đó ví dụ như đọc sách. 

– Không ngủ trưa quá lâu: Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa nhưng hãy ngủ trưa duới 30 phút để cơ thể thư giãn, không ngủ trưa sau ba giờ chiều.

– Hạn chế các chất kích thích: Hạn chế uống trà, cà phê, soda, rượu và không hút thuốc lá ít nhất bốn giờ trước khi ngủ. Đồng thời cũng không nên ăn no trước khi đi ngủ. 

– Rèn luyện thể thao thường xuyên: Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn tăng sức khoẻ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhưng hãy nhớ không tập thể dục trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ vì như vậy có thể khiến bạn bị đau cơ hoặc tăng hormone hưng phấn làm rối loạn giấc ngủ.

M.H (th)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *