Một món canh ‘xả xui’ cuối năm: Dùng để dâng lên vua chúa, ngày nay 150 nghìn đồng/bát

Món ăn này là sự kết hợp giữa rừng và biển, hương vị chinh phục được những thực khách khó tính nhất.

là một món ăn truyền thống của người dân làng gốm Bát Tràng, Hà Nội và từng là món tiến vua xưa. Món canh này nổi tiếng bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong cũng như hương vị thơm ngon, nơi nguyên liệu từ rừng (măng) kết hợp với nguyên liệu từ biển (mực) tượng trưng cho sự kết hợp vẹn tròn đất trời.

Nước dùng của canh măng mực Bát Tràng có vị ngọt từ nước luộc gà, nước hầm xương lợn và tôm he. Canh khi nấu cần tỉ mỉ và cần qua ít nhất hai lần lửa.

Ngoài măng và mực, món canh còn có thêm phần thịt thăn cắt sợi, được xào săn để thêm hương vị. Món canh này khi hoàn thiện yêu cầu sợi măng phải giòn, sợi mực và sợi thịt thăn phải ngọt và dai, nước dùng phải ngọt tự nhiên.

Canh măng mực là một món ăn dùng để tiến vua ngày xưa của người dân làng gốm Bát Tràng, đậm đà hồn quê và sự kết hợp hài hòa của hương vị đất trời. Ngày nay, món ăn này thường xuất hiện trong mâm cỗ Bát Tràng. Trên một số kênh bán hàng online, một bát canh măng mực có giá 150.000 đồng.

Món canh măng mực là sự kết hợp hài hòa giữa hương vị núi rừng và biển cả, mang lại một đặc sắc cho người thưởng thức. Đây là một trong những đặc sản truyền thống của làng gốm Bát Tràng, với nước canh thanh trong, mực mềm ngọt và măng giòn, tạo nên một hương vị khó quên. 

Một món canh 'xả xui' cuối năm: Dùng để dâng lên vua chúa, ngày nay 150 nghìn đồng/bát

Nếu chưa có cơ hội đến Bát Tràng thưởng thức món canh măng mực, bạn có thể tham khảo công thức sau để nấu cho gia đình.

Nguyên liệu1 con mực khô khoảng 100 gram100 gram măng khôNước luộc gà hoặc xương lợnTôm khôHành khô, tỏi, củ gừng già…Gia vị gồm mắm, muối, hạt nêm, đường và rượu, hành lá và mùiDầu ăn hoặc mỡ lợn để xào măng và mực.Chế biếnSơ chế măng: Măng khô được ngâm trong nước vo gạo từ tối hôm trước để nở mềm. Rửa sạch măng và dùng mũi dao tước thành sợi nhỏ, sau đó luộc măng 3-4 lần với chút muối cho đến khi nước luộc trong, rửa sạch và để ráo nước.Sơ chế mực: Mực khô ngâm với rượu và gừng giã dập để loại bỏ mùi tanh. Nướng sơ mực cho thơm, sau đó dùng chày hoặc búa đập nhẹ giúp thớ mực tách ra, rồi xé thành các sợi nhỏ.

Một món canh 'xả xui' cuối năm: Dùng để dâng lên vua chúa, ngày nay 150 nghìn đồng/bát - 1

Nước dùng: Sử dụng nước luộc gà để có hương vị thơm ngon hơn. Nếu không có nước gà, có thể ninh nước dùng từ xương lợn và tôm nõn.Sao mực: Phi thơm tỏi, sau đó cho mực vào xào cùng một chút mắm, muối, đường cho ngấm vị rồi sao vàng. Tắt bếp và để mực ra riêng.Xào măng: Phi thơm mỡ lợn và hành khô, thêm măng vào xào săn rồi cho thêm một ít nước dùng vào, xào kỹ để măng mềm và thấm vị. Tiếp đến, cho mực đã sao vào xào chung.Nấu canh: Đun sôi nước dùng, sau đó cho măng và mực đã xào vào. Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ để hầm, giúp nước canh thanh trong. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Sau khoảng từ 1,5 đến 2 tiếng, măng sẽ mềm nhưng vẫn giòn, mực mềm mà không bị dai, và nước canh sẽ ngọt thanh, trong lành.

Chú ý khi chế biến

– Lựa chọn mực khô ngon, những con có màu không quá đậm, thân thẳng, dày và có lớp phấn phủ dày, sờ vào khô ráo không bị dính tay.

– Khi ngâm mực với rượu gừng, chỉ nên lấy phần thân để canh không bị xơ cứng.

– Măng sau khi ngâm và luộc kỹ không những giúp khử độc mà còn tạo độ giòn sần sật cho món ăn. Việc nấu măng 2 lần lửa (xào kỹ và hầm) sẽ giúp măng đậm vị hơn.

Món canh măng mực không chỉ mang lại hương vị thơm ngon, đậm đà mà còn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể. Món ăn này phù hợp để thưởng thức trong các bữa cơm gia đình hay trong những dịp lễ, hội, ngày cuối năm.

Theo Minh Anh (Nguoiduatin.vn) 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *