Chỉ 2 tháng sau Tết 2024, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) đã ghi nhận số trường hợp đến tiêm phòng dại tăng vọt so với năm ngoái.
Nhiều người chờ tiêm phòng dại tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Ảnh: Duy Hiệu.
Chỉ 2 tháng sau Tết, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận tới 5.300 lượt tiêm vaccine dại và ghi nhận 7 trường hợp t.ử v.ong vì căn bệnh này. Số lượt tiêm chủng và t.ử v.ong đều tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian gần đây, 90% trường hợp đến khám tại khoa Khám bệnh của bệnh viện là để tiêm vaccine dại.
Lý giải nguyên nhân khiến số lượng tiêm phòng dại tăng vọt, bác sĩ chuyên khoa II Danh Thơm, Phó trưởng khoa Khám bệnh, cho hay thời tiết nắng nóng kéo dài là yếu tố thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình có vật nuôi vẫn còn thói quen thả rông chó mà không đeo rọ mõm khiến dịch bệnh dễ dàng lây lan hơn. Chó, mèo không được tiêm chủng đầy đủ cũng là một phần nguyên nhân.
Bác sĩ Thơm lưu ý hiện bệnh dại không có thuốc chữa đặc trị, khi đã xác định mắc bệnh, bệnh nhân gần như cầm chắc khả năng t.ử v.ong (tỷ lệ lên tới 100%).
Nếu không may bị chó, mèo cắn hoặc cào, nạn nhân cần rửa vết thương bằng nước sạch trong 15 phút. Mọi người cũng có thể sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch iode.
Sau khi xử trí vết thương, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để tư vấn tiêm vaccine cũng như huyết thanh phòng dại sớm nhất có thể.
Bác sĩ Thơm cũng thông tin thêm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, khoa Cấp cứu tiếp nhận người dân đến tiêm ngừa dại vào tất cả thời gian trong ngày.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.
Hầu hết trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến t.ử v.ong..
Xử trí thế nào khi con bị chó mèo cắn?
Khi phát hiện con bị chó mèo cắn, phụ huynh không nên hốt hoảng để tránh xử lý sai cách.
Hàng xóm tôi nuôi rất nhiều chó, mỗi chiều thường thả rông. Tôi nên làm gì nếu lỡ chó hàng xóm “táp” con mình?
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Khi phát hiện con bị chó mèo cắn, phụ huynh cần bình tĩnh, nhẹ nhàng sơ cứu cho con bằng cách dùng xà phòng rửa vết cắn và sát trùng bằng cồn 90 độ hoặc cồn i-ốt. Lúc này, người thân tuyệt đối không nên vì quá hốt hoảng mà làm vết cắn tổn thương thêm.
Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến cơ sở tiêm chủng ngay để được tư vấn và tiêm phòng dại. Trong lúc này, phụ huynh nên nói rõ với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn và theo dõi con vật trong 15 ngày sau đó.
Tùy theo tình trạng của vết cắn và vật cắn, bé sẽ được điều trị dự phòng như sau: