Phần thịt lợn dùng làm thuốc bồi bổ sức khỏe

Móng giò lợn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), móng giò là phần thịt lợn nhiều người không thích nhưng sử dụng đúng và đủ sẽ thu được giá trị tốt cho sức khỏe. Móng giò còn được coi là vị thuốc quý dành cho sức khỏe, bồi bổ khí huyết.

Trong móng giò có protein, canxi, sắt, vitamin A, B, C… là các chất có lợi cho cơ thể giúp hồi phục sức khỏe, thúc đẩy trao đổi chất và phục hồi sinh lý của tế bào. Đặc biệt, móng giò là món ăn cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.

Lương y Sáng cho biết, y học cổ truyền coi móng giò là vị thuốc có vị ngọt, mặn, tính bình, tác dụng bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo, thường dùng cho các trường hợp huyết hư, suy nhược, sản phụ ít sữa, an thần.

phan thit lon dung lam thuoc boi bo suc khoe 208 7102758
Móng giò có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ảnh: Tô Hưng Giang

Từ xa xưa, người dân dùng móng giò cho các trường hợp phụ nữ sau sinh, người ốm. Người nội trợ có thể tham khảo các công thức dưới đây để tận dụng ưu điểm của loại thực phẩm này:

Bài 1: Móng giò lợn, hoàng kỳ (20g), đương quy (10g), xuyên sơn giáp (8g), thông thảo (6g). Sắc kỹ hoàng kỳ, đương quy, xuyên sơn giáp và thông thảo lấy nước bỏ bã rồi cho móng giò vào hầm thật nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Món ăn thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh con thiếu sữa, sữa loãng, thiếu m.áu, da khô, chán ăn, đại tiện lỏng.

Bài 2: Móng giò lợn, củ niễng non (100g), gia vị vừa đủ. Móng giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi hầm với củ niễng đã thái mỏng cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng thích hợp cho phụ nữ sau sinh, sữa không thông, bầu vú căng hoặc đau tức, ngực sườn đầy trướng, không muốn ăn, tinh thần căng thẳng, khó chịu.

Bài 3: Móng giò, tim lợn (1 quả), địa du tươi (30g). Móng giò làm sạch, chặt miếng, chần qua nước sôi; tim lợn rửa sạch, thái miếng. Tất cả đem hầm thật nhừ trong lửa nhỏ, cho đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng gồm bổ khí, dưỡng huyết, an thần, dùng tốt cho bệnh nhân bị động kinh, dưỡng huyết, an thần.

Bài 4: Móng giò lợn, lạc nhân (100g), đại táo (10 quả). Móng giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ cùng với lạc nhân, đại táo chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ khí ích huyết, hoạt huyết, phòng ngừa và chữa trị bệnh thiếu dinh dưỡng của da, phòng chống nếp nhăn trên da mặt.

Bài 5: Móng giò lợn, hoa atiso (2 cái). Móng giò lợn làm sạch, chặt miếng. Hoa atiso (chọn loại bánh tẻ, chưa nở bung), rửa sạch, loại bỏ hết phần nhụy, chẻ làm tư. Cho móng giò vào nồi hầm nhừ, sau đó cho hoa atiso vào hầm chung đến khi hoa chín là được, nêm gia vị, ăn nóng. Công dụng giải nhiệt, lợi gan mật, nhuận trường, thông tiểu, kích thích tiêu hóa.

Móng giò tốt nhưng nếu ăn quá nhiều, lượng chất béo trong chân giò, móng giò sẽ cản trở quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, chất béo này cũng không tốt cho người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.

Vua của các loại rau ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Cải bó xôi chứa tới 35 dưỡng chất, được coi là ‘vua của các loại rau xanh’ tốt cho người già, trẻ nhỏ, bệnh nhân tim mạch, ung thư.

Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cải bó xôi hay còn gọi rau chân vịt, rau bina, được đ.ánh giá là “vua của các loại rau”. Loài rau này tốt cho cả người lớn, t.rẻ e.m, đặc biệt người bị bệnh ung thư, tim mạch. Cải bó xôi có thể xào, nấu canh, xay uống.

Theo lương y Sáng, đã có nhiều công trình nghiên cứu đ.ánh giá công dụng chữa bệnh, phòng bệnh của cải bó xôi. Loại rau này chứa 35 dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, E, nguồn omega-3 thực vật tốt cho con người. Loại rau này chứa lathykoid giảm cảm giác thèm ăn giúp bạn giảm cân. Rau còn chống loãng xương vì chứa nhiều kali, mangan, magie, canxi.

vua cua cac loai rau ngan ngua ho tro dieu tri ung thu 538 7100012

Cải bó xôi tốt cho sức khỏe. Ảnh: Doãn Phong

Cải bó xôi còn giúp hình thành hồng cầu, đưa oxy và dinh dưỡng đi khắp cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu m.áu.

Rau cũng tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân của môi trường như vi khuẩn, virus, nấm… Loại thực phẩm này tốt cho sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh vì chứa nhiều axit folic, vitamin B6, giúp đôi mắt khỏe mạnh.

Vitamin K, các axit béo như omega trong cải bó xôi tốt cho tim mạch. 100g cải bó xôi chứa hàm lượng vitamin K gấp 4 lần nhu cầu hằng ngày. Những người dùng thuốc chống đông (thuốc warfarin) được khuyến cáo cần dùng lượng rau cải bó xôi cố định hằng ngày và theo dõi tác dụng thuốc thường xuyên dưới sự tư vấn của nhân viên y tế.

Cải bó xôi còn là thực phẩm vàng cho người bệnh ung thư. Theo Trung tâm dinh dưỡng, Bệnh viện K (Hà Nội), đây là loại rau có nhiều tác dụng tới sức khỏe con người.

Cải bó xôi chứa nhiều beta-caroten, vitamin A, C, K, mangan, sắt, folate, chất xơ và một số thành phần hóa học kháng ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã đ.ánh giá tác dụng của cải bó xôi với các bệnh lý, trong đó có ung thư.

Ung thư vú: Nghiên cứu chỉ ra những phụ nữ có nồng độ carotenoid trong huyết tương cao sẽ giảm 15-20% nguy cơ ung thư vú so với nhóm có nồng độ thấp hơn.

Ung thư phổi: Nhóm tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa quercetin, lutein, zeaxanthin có thể giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ung thư đường tiêu hóa: Những người sử dụng thực phẩm giàu lutein giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản. Nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư khoang miệng, thanh quản, bàng quang cũng chỉ ra kết quả tương tự.

Nhưng các nghiên cứu chủ yếu là quan sát và thực nghiệm nên chưa thể đi tới kết luận cuối cùng về tác dụng của các hóa chất thực vật trong cải bó xôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *