GiadinhNet – “Nếu chúng ta nói vì trẻ con, thì hãy cho con chích ngừa… Nếu trẻ không may trở thành F0 cũng cần bình tĩnh, vì đa phần trẻ mắc Covid-19 đều nhẹ…”, BS Trương Hữu Khanh cho biết.
Uống trà xanh vào 4 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ, giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường, tim mạch và ngăn ngừa tế bào ung thư!
GiadinhNet – Thời điểm uống trà xanh tốt nhất là không phải lúc bụng đói. Bạn có thể uống trà xanh sau mỗi bữa ăn ít nhất 30 phút và chỉ nên uống từ 1-2 cốc vì nếu uống nhiều rất dễ bị mất ngủ.
Hào hứng trong ngày học sinh lớp 1-6 ở Hà Nội đi học trực tiếp trở lại (6/4), nhiều bà mẹ tỏ rõ sự vui mừng, tuy nhiên làm thế nào tránh nhiễm COVID-19 cho con khi ở trường là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Hôm nay (6/4), các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội chính thức đón học sinh trở lại sau gần 1 năm học trực tuyến tại nhà. Ảnh; Chí Cường
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc cho học sinh đi học trở lại thời điểm này là rất cần thiết, bởi các em đã nghỉ quá dài. Nếu không cho các em trở lại trường thì không chỉ khiếm khuyết về kiến thức mà còn bị các bệnh về tâm lý như trầm cảm…
“Đặc biệt, với các cháu học sinh đầu cấp 1 đang cần học nói và học viết mà không được đến trường tương tác với thầy cô, bạn bè thì sẽ ảnh hưởng rất lớn, nhất là về thể chất và tinh thần.
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, các trường học, giáo viên, phụ huynh và học sinh phải thực hiện nghiêm quy trình phòng chống, hạn chế lây nhiễm Covid-19 trong trường học do Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn.
“Sau khi trở lại trường, không nên cho các lớp giao tiếp với nhau, lớp nào ở yên lớp đó. Trong trường hợp lớp học có F0, nhà trường chỉ nên cho học sinh trong lớp đó tạm nghỉ học để chờ kết quả xét nghiệm, chứ không nên đóng cửa trường học như trước”, PGS.TS Trần Đắc Phu đề xuất.
Về việc điều trị cho học sinh F0, ông Phu cho rằng nếu các em có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nên được điều trị tại nhà, chỉ cho các trường hợp có triệu chứng nặng vào các cơ sở thu dung điều trị Covid-19 nhằm giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Ảnh; Chí Cường
Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM, nguyên trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trẻ cần phải đến trường. Nếu chậm trễ việc đến trường sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ cần có môi trường học, giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy, việc trẻ quay trở lại trường học là điều cần thiết và quan trọng.
“Nếu chúng ta nói vì trẻ con, thì hãy cho con chích ngừa. Nếu chúng ta nói vì trẻ con đi học có thể mang nguồn lây cho người lớn, thì người lớn hãy lo chích ngừa, kể cả người lớn tuổi và bệnh nền, không còn cách nào khác” – BS Khanh cho biết.
Nếu trẻ không may trở thành F0 cũng cần bình tĩnh, vì đa phần trẻ mắc Covid-19 còn nhẹ hơn sốt xuất huyết, sốt siêu vi, tay chân miệng… nhẹ hơn rất nhiều bệnh lý thông thường khác ở trẻ.
Nếu trong gia đình có người bị F0 thì phụ huynh cần báo ngay cho nhà trường. Khi trẻ có biểu hiện nóng, ho, sổ mũi… cũng nên cho trẻ ở nhà theo dõi và đi khám bệnh. Nhưng nếu trong nhà cùng lúc có từ 2 người trở lên có triệu chứng tương tự như nhau thì khả năng mắc Covid-19 cao, lúc đó mới cần xét nghiệm, không cần xét nghiệm đại trà.
Học sinh ở trường cần làm gì để phòng chống COVID-19?
GiadinhNet – Những loại trái cây chứa nhiều chất xơ, có hàm lượng nước cao sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường, ngăn đường huyết không tăng cao đột biến sau ăn.